hình
Tiến sĩ Lê Văn Tuấn nắm cùng lúc nhiều trọng trách quan trọng: Ủy viên ban chấp hành Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam; Tổng đại diện Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh; Ủy viên ban chấp hành Tổ chức Kỷ lục Việt Nam; Kỷ lục gia Việt Nam, thế giới và mới đây ông đảm nhiệm chức vụ Phó chủ tịch hội hữu nghị Việt – Nhật… Nhưng trên hết, ông là một con người giàu lòng yêu thương, đặt biệt dành nhiều tình yêu cho trẻ con. Vừa qua, ông đã gửi đến SECC Giáo dục và Cộng đồng bài chia sẻ nhân chiến dịch Đừng bỏ rơi con và những đau xót khi thấy trẻ em Việt Nam bị ngược đãi trong thời gian qua.
hình
Đại học Tôn Đức Thắng vinh dự nhận chứng nhận “Khuôn viên học đường thân thiện môi trường” từ UNESCO do TS. Lê Văn Tuấn trao tặng.
ĐÃ SINH KHÔNG DIỆT VÀ CHỮ “BỔN PHẬN” CỦA ĐỜI NGƯỜI
NHỮNG BẬC TIỀN NHÂN ĐÃ NUÔI DƯỠNG BÀO THAI – HỌ LÀ AI ?
Chữ “NHỮNG BẬC TIỀN NHÂN” là thế giới để dành kính tặng khi nói đến những con người xuất chúng, những bậc sáng tạo xa xưa, là tiền nhân của khoa học loài người, là ông tổ của sự khai sáng nền văn minh cho thế giới.
Nhưng ở đây, ngay tại bài này chúng ta làm quen với một khái niệm hết sức mới, cực kỳ lạ của Nhà khoa học Vũ trụ Toàn phần Thiên – Địa – Kinh LVT rằng chữ “NHỮNG BẬC TIỀN NHÂN” trước khi dành cho những lớp người xuất chúng như đã nói ở trên là phải dành cho các thai nhi.
Bởi vì, nếu thai nhi không được ra đời thì phỏng lúc ấy nhân loại và thế gian ai còn cần đến sự sáng tạo nữa, ai còn cần đến khoa học để làm gì và ai còn cần đến sự xuất chúng để mở mang khoa học, để khai phá nền văn minh nữa.
Nếu bào thai không được ra đời thì sẽ không một ai cần thêm một cái gì nữa. Thế giới này coi như rỗng tuếch và vô nghĩa, thế gian này coi như đồ hoang phế bỏ đi, sẽ không còn một ý nghĩa giáo huấn nào có thể tồn tại được.
Nếu bào thai bị bỏ đi và con người không thể ra đời được thì điều hiển nhiên chúng ta thấy rằng thế giới này là một thế giới hoang dã và đầy những loài súc sinh, súc vật và ngạ quỹ hôi hám, tanh tưởi và độc ác.
Nền văn minh khi bào thai không ra đời được và không có con người là nền văn minh gì?
Chẳng là cái gì cả.
Nó chỉ là một cái hố tối om đầy những thứ rác rưởi cặn bã thải ra của các loài phi nhân tính (không phải là con người)…
Nói tóm lại,
…Khi bào thai của con người bị chết đi em bé không ra đời được và dĩ nhiên không có hậu duệ loài người thì lúc ấy, gió, mưa, nắng ấm, khí lạnh và những hơi thơm của muôn loài hoa cũng chẳng để làm gì.
Tất cả đều không là gì cả, vô nghĩa và bị lấp đầy bởi những âm hưởng tanh tưởi, bởi những nghịch lý xấu xa độc ác, bởi những mưu đồ xảo quyệt, bất nhân, bởi những thú tính man rợ của muôn loài ác quỷ (Quỷ Sa Tăng, Ngạ Quỷ, Ma Vương và những kẻ phản diện loài người đối đầu với tự nhiên và Đấng Tạo Hóa).
Thế cho nên,
Công việc vĩ đại bậc nhất của Tạo Hóa, của tự nhiên, của Đấng Tạo Hóa là gì?
Đó là câu hỏi được Nhà khoa học LVT đưa ra cho tất cả các nhà nghiên cứu, các độc giả đang dự buổi nói chuyện này tại Lâu đài Neuschwanstein (được mệnh danh là “lâu đài trong truyện cổ tích” mang một vẻ đẹp tráng lệ, huyền ảo và đầy kỳ bí).
Sau một hồi im lặng thì có những cánh tay giơ lên xin trả lời, những ý kiến trả lời đều rất hay. Các độc giả các nhà nghiên cứu khoa học đã đưa ra câu trả lời theo cái nhận định của riêng mình, phần nhiều là thuận theo những kiểu lập luận từ xưa đến nay là cho rằng:
… phải tạo ra được những bộ óc siêu phàm cho con người, phải tạo ra được những khả năng để cho con người có thể vận dụng để tự bảo vệ và nuôi sống chính mình,…
Cũng có những ý kiến mâu thuẫn đối chọi với nhau,…
Rồi cuối cùng, mọi người đề nghị Nhà khoa học LVT cho họ nghe ý kiến của ông.
Nhà khoa học LVT uống 1 ngụm nước lấy khăn mùi xoa khẽ lau đi những giọt mồ hôi chảy rồi nói:
– Thưa các bạn sinh viên và các độc giả đầy lòng ham học hỏi của chúng ta, thưa các vị Giáo chủ và các nhà khoa học tận tụy của chúng ta để trả lời câu hỏi: “công việc vĩ đại bậc nhất của Tạo Hóa, của tự nhiên, của Đấng Tạo Hóa là gì?”
Tôi đã được phép xin thưa với các vị rằng,
Công việc vĩ đại bậc nhất đó là phải nuôi sống được bào thai con người, đảm bảo cho em bé được ra đời khỏe mạnh, bảo đảm cho một tương lai tươi sáng tốt đẹp cho loài người. Loài người muốn có tương lai tốt đẹp thì cái tương lai đó phải được bảo đảm ngay từ đây là từ ở bào thai.
Nhiệm vụ quan trọng và vĩ đại bậc nhất này đòi hỏi Đấng Tạo Hóa, Tạo Hóa, Tự nhiên, Thần Mặt Trời, Mặt Trăng và các vị Thần, các vị Thánh, vị Phật, các vị Bồ Tát, các vị La Hán Đại Kim Cương, các vị Chúa Tể, các vị Giáo Chủ, Đạo Mẫu, các vị Long Mạch, Thổ Thần ở các vùng tọa độ khác nhau trên mặt đất, Thần Suối, Thần Sông, Thần Biển, Long Vương (vua Thủy Tề), các vị Thần hồ, Thần đầm lầy, Kênh, Rạch, Bưng, Giồng, Mương, Thần Mưa, Thần Vũ, Thần Gió… và các vị Thần Núi, Thần Rừng, Thần Đồi, Thần Gò, Thần Miền Trung du,….
Cuối cùng phải kể đến công lao tuyệt vời và không thể thiếu của 12 Bà Mụ chia nhau canh gác em bé suốt ngày đêm mỗi người 2 tiếng đồng hồ.
Tuy rất là nhiều vị Thần, vị Thánh, vị Giáo Chủ, vị Chúa ở rất xa nhau, tưởng chừng như không có liên quan gì tới bào thai nhỏ bé của con người,
Nhưng không!
Tất cả đều liên quan đến bào thai nhỏ bé của con người.
Các Ngài, các vị tiền bối ấy không những nuôi dưỡng bào thai lớn lên mà còn phải bảo vệ nó trước sự uy hiếp, đe dọa, phá hủy thậm chí ăn thịt bào thai của các thế lực ma vương, ma quỷ, phản diện vô hình.
Nếu một lúc nào đó, xảy ra sự vô ý của một vị thần linh nào đó ( mà tôi đã kể ra trên đây) là không chú ý đến cái bào thai nhỏ xíu kia để cho những kẻ thù địch, kẻ xấu vô hình muốn hãm hại gia đình bố mẹ và em bé, thừa cơ hành động chúng có thể bịt mũi làm cho em ngạt thở bằng cách nào đó hoặc làm cho nhiệt độ huyết áp tăng lên, … Chỉ một chút thôi rất có thể em bé sẽ tử vong.
Cho nên, việc nuôi sống bào thai đó là quyền uy sáng tạo cao đến bao nhiêu thì việc bảo bệ bào thai cũng khó khăn đến bấy nhiêu.
KẺ THÙ CỦA BÀO THAI
Kẻ thù của bào thai trước hết đó là những kẻ vô hình được tóm tắt như sau:
Kẻ thù của bào thai là tất cả các thế lực Phản diện vô hình chống lại Đấng Tạo Hóa, Tạo Hóa đi ngược lại với mục đích thánh thiện của Tạo Hóa và Tự nhiên.
Bào thai các em bé của chúng ta nhỏ xíu chưa biết gì cả, chưa làm gì nên tội phải vượt qua hàng ngàn đời mới một lần được đầu thai ra kiếp người vĩ đại. Thế nhưng, ngay từ khi tim thai mới hình thành thì bào thai đã bị đặt vào tầm ngắm của muôn loài ác quỷ.
Quỷ Sa Tăng là một trong những loài đầu tiên đòi ăn thịt bào thai, theo sau là các loài ma quái, các loài nghiệt súc thành tinh, các loại ngạ quỹ yêu tinh, tà tinh, tà đạo. Chúng đều ham hố muốn tranh nhau để ăn thịt được các thai nhi, chúng luôn truyền nhau một câu nói cửa miệng:
“Ăn được cái thai nhi đó sống lâu trên 1000 tuổi
Uống được máu thai nhi đó sống sức khỏe sẽ tăng lên ngàn lần…”
Cho nên, các thai nhi non nớt vô tội của chúng ta, của loài người từng ngày từng giờ nằm trong nguy hiểm bởi lũ ác thú, quỹ tà, yêu ma tà đạo.
Cha mẹ của các em ông bà của các em dù có yêu quý con cái cháu chắc của mình đến mức độ như thế nào vẫn không sao bảo vệ được các em. Bởi sao?
Bởi họ có nhìn thấy gì đâu mà bảo vệ, vì lũ ma quái, tà tinh tà đạo, ác quỹ kia là một lũ vô hình.
Khi chúng đến để hãm hại một thai nhi hoặc giết chết hoặc bắt lấy hồn mang đi chúng kéo theo cả bầy tỏa ra những khí mùi hôi hám hết sức lợm mửa, tanh độc, ô uế và khó chịu.
Không những thế, chúng làm cho cả một vùng bị đen tối xám xịt lại bằng các màu sắc u tối, xám xịt ngang ngửa chúng. Chưa hết, chúng đi cả bầy như thế chúng còn mang theo những thứ âm hết sức quái gở với những tần số mà tai con người không thể nhận biết được.
Vì thế,
Cha mẹ, ông bà và những dân thường không làm sao mà bằng thính giác, vị giác, khứu giác, thị giác và xúc giác của mình phát hiện được sự tấn công của bọn tà đạo, tà tinh này dù chúng đã đến sát bên và sắp đến giờ hành hình em bé.
Kẻ thù thứ 2 và Nỗi đau bất tận của em bé
Đây là một loại kẻ thù hết sức đặc biệt bởi vì không ai có thể ngờ được. Các vị ông bà cụ kỵ cũng như dòng họ tổ tiên không ngờ được, các vị thần nhân cũng không ngờ được, các vị thánh tổ tiền bối đã nuôi dưỡng bào thai cũng không ngờ tới.
Thành ra, loại kẻ thù thứ 2 này chính là loại kẻ thù nguy hiểm nhất (vì không ai ngờ tới), vì tội ác của chúng cũng không ai ngờ tới và vì hành động của chúng đã đi ngược lại ý chí của Đấng Tạo Hóa, ý chí của tự nhiên vĩ đại bởi vì hành động của chúng đã tạo ra một biển khổ, tạo ra một vũ trụ oan khuất, một đại dương hiển hiện của tội ác có thể nhấn chìm cả loài người vào một lúc nào đó.
Tội ác đó là gì?
Và ai là kẻ thủ mưu?
Như ở đầu đề của phần này “Đã sinh không diệt” thế nhưng, đã sinh ra mà lại diệt nó đi thì tức là đã đi ngược lại ý chí nguyện vọng vô cùng thánh thiện của Tạo Hóa rồi. Và đó chính là những hiện tượng phá thai, chặt đứt sự sống của em bé ngay từ trong bụng mẹ.
Họ cứ cho rằng đó là vì hoàn cảnh ngặt nghèo không thể chối bỏ được nên mới phải làm vậy. Nhiều khi họ tặc lưỡi đổ tội tại thời thế, hoàn cảnh, họ cũng thương xót và đau khổ khi phải rời bỏ đứa con.Sự việc phá thai này có thể bố mẹ em bé coi là nhỏ nhặt vì hoàn cảnh mới phải làm thế, mà ở trần gian này mỗi nhà mỗi cảnh, những cảnh xót đau nhiều vô kể cũng phải đã mới làm thế, chứ có ai muốn bỗng dưng lại làm cái việc đó đâu, nhiều bà mẹ thở than tự an ủi mình bằng những kiểu lý luận như vậy.
Một thời gian không phải là ít họ cũng đau khổ nhỏ những giọt nước mắt đau thương cho mình và cho cháu bé. Họ tự an ủi mình: “ôi số kiếp của họ, của em bé là phải vậy” và họ tự động viên an ủi mình rằng: “chắc cũng không sao đâu nó còn quá nhỏ, chưa biết gì đâu và lại nó chưa thành hình cơ mà, nó chỉ mới là có tim thai thôi, thì chắc chuyện này chỉ là chuyện thoảng qua, mình có bỏ đi thì cũng không ai biết”.
Nhưng họ đã nhầm!
Lầm lẫn và tội lỗi rất to rất lớn và không bao giờ buông tha họ
Như phần trên ta đã viết, ngay từ khi đi khám và phát hiện ra tim thai tức là đã hình thành linh hồn của em bé và linh hồn ấy đã xuyên nối với tổ tiên dòng họ, đã xuyên nối với các vị thần linh bản địa, các vị thần linh ở ngôi cao và ở rất xa.
Bào thai và linh hồn em lại còn được kết nối chặt chẽ với môi trường kỳ bí, kết nối chặt chẽ với các vì tinh tú bay trong trời đất, với mặt Trăng, Mặt trời. Linh hồn non nớt của em lại được kết nối với những giọt mưa, kết nối với những sợi nắng ấm áp của mặt trời, ngọn gió thảo nguyên, kết nối với cả những gì là sâu kín vĩ đại của hồn thiêng sông núi.
Cho nên, giết chết em, nạo thai là chặt đứt sự sống của em, là động chạm đến tất cả các vị thần linh ở trong vũ trụ, là động chạm đến muôn loài vạn vật trong thế giới tự nhiên này.
Cái chết thương tâm này của một linh hồn bé bỏng cũng tạo ra biết bao niềm thương xót của các vị Tiền bối ân nhân, của các Bà Mụ đã chuẩn bị sẵn sàng, của Long Mạch Thổ Thần đang chờ đợi để được nuôi nấng em. Sự mất đi đột ngột của em cũng như cái chết bất thình lình của trái tim em đã là niềm xót thương vô hạn của các Bậc Quân Vương, của các bậc chính nhân quân tử, của các bậc đại nhân đại nghĩa, đại trượng phu.Chỉ là một bào thai nhỏ bé là em đã mất đi nhưng đã gây nên sự xáo động khắp nơi trong vũ trụ ở mỗi tọa độ trong giải thiên hà. Cái chết của em đã gây ra những tiếng cười man rợ của bọn ác thú quỷ giữ khi chúng có cơ hội uống được máu và bắt được hồn của em do chính mẹ em gây ra.
Bởi vậy, liên tiếp sau đó là có những miền trời đất vần vũ, sấm to sét lớn, mưa mãi không thôi, có những vùng đất bị nhấn chìm trong hỏa hoạn, trong lốc xoáy, trong sét đánh và bão tố, lại có những vùng tọa độ bị đứt gãy bởi những cơn động đất vô cớ liên tiếp xảy ra.
Hỏi vì sao mà như vậy?
Đó là trời khóc, đất than.
Con người không một ai có thể ngờ được câu trả lời.
Qua những bài viết như thế này họ cũng có thể ngờ ngợ được cái sự cay đắng và chua xót của Bề Trên.
Nhưng rồi họ cũng tặc lưỡi nghĩ rằng: “một đứa con chưa thành hình bé bỏng như vậy thì làm sao có thể gây ra những chấn động lớn như thế”.
Đây là những điều loài người với tri thức của nền văn minh một thế giới chỉ mới hiểu biết đến vậy thôi.
Không phải cái việc phá thai này là không ai biết ngoài họ ra như họ nghĩ, mà việc phá thai giết chết trái tim linh hồn và cháu bé ngay từ trong trứng nước đã chấn động khắp 5 châu bốn cõi, đã chấn động ở những nơi sâu kín nhất của đáy đại dương đến những tầng cao vời vợi của những dãy núi Himalaya, những vùng Côn Sơn của các Đảo quốc, những vùng núi non và các lâu đài nhấp nhô trên mặt đất khiến cho muôn vạn trái tim xót thương phải ứa lệ, khiến cho các ngôi sao nhấp nháy ở trên trời phải bưng mặt khóc, khiến cho hàng ngàn đợt bão lũ phong ba bị dồn nén đổ ập trút giận xuống đất liền. Lại có những trận mưa đơn côi ào ạt xé rách màn đêm giữa biển khơi tăm tối để khóc than cho số phận những hài nhi đã bị giết chết.
Nhưng tất cả những điều mà tôi vừa nói ở trên vẫn chưa phải là nỗi đau đáng sám hối nhất của bọn người ích kỷ ngu dốt và vô nhân đạo kia mà điều tôi muốn nói ở đây là số phận đớn đau của em bé những thai nhi bị giết một cách vô cớ bất nhân kia.
Sau hàng ngàn năm phiêu bạt lang thang tìm kiếm ở chốn âm phần tăm tối thì may mắn mới có thể được đầu thai một lần để trở thành người, thì cái cơ hội trở thành người này là niềm ước mơ khao khát đến tột bậc của em. Thế mà chỉ trong phút chốc tất cả những ước mơ thánh thiện, những niềm khao khát và hy vọng lớn lao ấy đều trở thành hư vô.
Con người, mẹ của các thai nhi có biết điều này không?
Họ không biết.
Họ không biết điều này và họ nghĩ rằng các thai nhi cũng không biết.
Nhưng không,
Hỡi loài người bất nhân kia, chỉ có các ngươi ngu xuẩn, ngu dốt mới không biết.
Chứ còn thai nhi dù chỉ mới là một nhịp tim bé bỏng nhưng em biết hết và nỗi đau của các em không thể nào bù đắp được dù các ngươi có sám hối 1000 lần sau vì mấy trăm, mấy nghìn năm nữa em mới được đầu thai làm người.
Khi cơ hội duy nhất này vĩnh viễn mất đi, em trở thành một em bé bơ vơ, côi cút ngay từ khi còn bé bỏng vô cùng. Em lân la bên cạnh bố, mẹ, ông bà nội nhưng tất cả không ai nhận ra cả, em vật vờ sang bên nhà ngoại cũng chẳng có ai nhận ra em. Cứ thế em lang thang đầu làng cuối xóm, giữa chợ và lớn lên trong bối cảnh ấy.
Nhiều khi, em muốn có một đồ chơi nhưng em không thể có, thấy con nhà người ta có thì lân la đến xin chơi nhờ.
Nhiều khi, em muốn có một cái cặp đi học cũng không thể có trong khi gia đình bố mẹ của em giàu có chẳng thiếu thứ gì, nhưng họ nghĩ em không hề tồn tại.
Cho nên, không ai nghĩ tới việc gửi cho em cái này cái kia. Có khi em muốn con ngựa để cưỡi chơi ra đường nhưng không có, thấy đứa bé khác có thì lao vào để sờ con ngựa để chơi nhờ.
Cuộc đời rách nát của em, cứ thế trôi đi.
Ở nhiều nơi, có khi em không được vào cả nhà mình nữa vì thần linh ở trong nhà có biết em là ai đâu mà cho vào. Bố mẹ các em là loài vô tâm, sau mấy ngày đầu cũng đau khổ thì rồi cũng nguôi đi và quên hết mọi chuyện đã qua.
Nhưng cuộc sống của em là phần còn lại, một cuộc sống thiếu thốn, rách nát, thiệt thòi đủ trăm bề. Em có tất cả, có đấy thấy đấy nhưng chẳng được cái gì cả, nhìn thấy bố mẹ, ông bà, anh chị em nhưng chẳng nhận ra em, em đến gần chơi với họ nhưng họ chẳng biết được có em bên cạnh. Đó là cái cái đau tâm hồn còn gấp trăm lần cái đau thể xác. Em chẳng thể gửi gắm tình yêu tình thương ngây thơ của em vào đâu cả và những lúc khó khăn em cũng chẳng biết bấu viếu tìm lấy tình thương vào đâu cả.
Cuộc sống của em là cả một biển khổ, một trời khổ, cô đơn không ánh sáng, không có lấy một ngọn gió ấm áp hay một vòng tay ôm ấp vuốt ve em khi trời lạnh giá.
Nhưng rồi hàng đêm, những thân phận bé bỏng hài nhi bị nạo thai ấy trên khắp thế giới đã tìm gặp và nương tựa vào nhau chúng như những dòng nước ở các con sông đều đổ ra biển cả gặp nhau ôm chầm lấy nhau ở giữa đại dương mênh mông sóng vỗ cùng nhau cất lên những bản hòa âm đau xé lòng người, cùng với sóng gió biển khơi để làm nên những bài ca, những bản giao hưởng bất tử của đại dương đó cũng là nỗi đau tột cùng chưa ai thấu hiểu của một trái tim bé bỏng đã trải qua.
Giọt nước mắt của Đấng Tạo Hóa đã lăn ra hòa cùng với nước mắt của Đức Chúa Trời, của Đức Phật Tổ, của Thượng Đế và rơi xuống đại dương đập vào mặt sóng và cùng thét một sắc lệnh 9 chữ của trời xanh: “PHÁ THAI – VẠN ĐỜI NGÀN KIẾP ĐÀY ĐỊA NGỤC”
TS Lê Văn Tuấn là tác giả của quyển Giọt nước mắt cho đại dương.Đây là một công trình khoa học được viết bằng văn phong văn học và cả thơ ca, nội dung tôn vinh con người và một thế giới đại đồng trong hòa bình, hạnh phúc và sáng tạo.
ông trình dày 999 trang (trọn bộ 3 quyển) đã được Trung tâm UNESCO Văn hóa – Thông tin và Truyền thông chọn làm quà tặng cho hơn 300 đại biểu quốc tế đến Việt Nam tham dự Đại hội UNESCO thế giới lần 8, tổ chức tại Hà Nội vào tháng 8.2011… Dịp này, Trung tâm lưu trữ Trung ương II (tại TP.HCM) cũng công bố đưa toàn bộ tác phẩm của tác giả Lê Văn Tuấn vào diện “lưu trữ vĩnh viễn trong kho tàng di sản”.
Ông Lê Văn Tuấn sinh năm 1953 tại Hà Tĩnh, từng tốt nghiệp ngành năng lượng tại Belarus và hiện đang sinh sống tại TP.HCM. Ông từng làm thơ (ký bút danh Lê Tuấn với các tập thơ: Chảy trong mạch đất, Mùa hoa bưởi nở trên sa mạc, Giấu hoa mộc miên nở trong tim, Sương mai còn ướt trên mặt sóng, Bài ca chim Cắt, Mật mã trường sinh, Hòa bình trên đỉnh văn minh, n tình non nước…); viết văn (bút danh Mark Le Twain: Bài ca con linh dương, Mr. Beo, Anh em rắn và chú bé Tan, Quà tặng từ trái tim 1, 2…), và nhất là ông được biết đến như một nhà soạn nhạc (ký Lê Văn Tuấn), khai mở ra thể loại âm nhạc CROR (viết tắt các chữ classic, romantic, opira (ông Tuấn bảo không phải là opera) và rock) – một thể loại âm nhạc không dùng dấu hóa trong ký âm. Tác phẩm có 9 bản giao hưởng, 2 DVD: Nơi chốn của linh hồn, Giọt nước mắt cho đại dương…
31/07/2020
TS. Lê Văn Tuấn
Discussion about this post